Lê Ngọc Cường - Peajastr

Ba mươi câu nói cửa miệng của người Mỹ hiện đại

1. “Hi there! How is it going?”: Khi muốn làm quen với một người hoàn toàn xa lạ, người Mỹ hay chào “Hi there!” và hỏi thăm sức khỏe. Cách hỏi thăm thông dụng nhất và lịch sự nhất vẫn là “How are you (today)?” nhưng vẫn có nhiều phiên bản khác cũng thông dụng không kém là “How are you doing?” hay “How is it going?” hay “How’s everything!” Lịch sự hơn tí nữa thì thêm những từ xưng hô như “sir” hay “miss” hay “madam”. Cách chào “how do you do!” được coi là quá khách sáo và không tự nhiên nên hầu như bạn chẳng bao giờ nghe ai nói trừ khi đó là những dịp cực kì trang trọng. Đối với người mới gặp lần đầu, hoặc người lớn tuổi hơn mình, để tỏ sự kính trọng và lễ phép nên trả lời nguyên câu “I’m fine, thank you, and how about you?”. Đừng “Fine, thanks, and you?”.

2. “Hey, what’s up, dude?”: Khi đã thân hơn một tí “hey, what’s up?” là các được nhiều người dùng để chào nhau. Đàn ông với nhau thì hay thêm chữ “dude” hay “man” hay thậm chí “dog” (đừng dùng trừ khi là bạn cực thân). Các cô gái thì dùng chữ “girl”. Riêng chữ “guys” (các bạn) có thể sử dụng cho cả nam lẫn nữ (số nhiều). Khi trả lời với bạn bè, không cần quá câu nệ thì có thể dùng nhiều cách “Fine, thanks, and you?” hay “I’m alright/OK, how about you?” hay “Not much/so so” (không có gì đặc biệt) hay “So far so good” (trước giờ vẫn thế).

3. "It’s awesome/ It’s cool”: Một thói quen đặc trưng trong giao tiếp của người Mỹ là khi khen họ thường không tiếc lời khen khiến người nghe đôi khi cảm thấy hơi ngại hoặc cảm thấy khó hiểu. Lời khen ít phóng đại nhất có lẽ là câu “It’s cool” (rất tốt). Đừng ngại khi bạn nhận được những lời như “It’s wonderful/It’s awesome? It’s fabulous/It’s fantastic” cho những chuyện bạn cảm thấy nhỏ như con thỏ, không đáng gì cả. Nhưng cũng đừng vì vậy mà nghĩ rằng mình thực sự ghê gớm. Đó chỉ là lời khen xã giao thông thường.

4. “I like your shirt/hair/shoes/tattoos” hay “Nice shirt/hair/shoes/tattoos”: Khi bắt chuyện với ai đó, người Mỹ/Anh rất thích lấy lòng người đối thoại bằng cách khen một cái gì trên người của người đó. Lời khen đó có thể là thật lòng, cũng có thể là xã giao. Đáp lại lời khen, bạn chỉ nên “thank you!” Trừ khi người đó tiếp tục hỏi về điều mà họ vừa khen, bạn không nên nói mãi về nó cho dù mình có tự hào về điều đó đến đâu đi nữa.

5. “No way!”: Dùng để từ chối một cách thẳng thừng và không khách sáo. Trong trường hợp bạn muốn từ chối một cách lịch sự thì dùng câu “I’d like to, but…” và nêu ra lý do. “No way” còn được dùng dể thể hiện sự bất ngờ của mình hoặc phủ nhận một điều gì đó mà mình không tin là có thật. Ví dụ “I just saw a ghost in the basement” “No way, man!”

6. “I’m sorry, my bad”: Khi lỡ làm điều gì đó phiền lòng người khác (nhỏ nhặt, không đáng kể) ví dụ như đi ngoài đường sơ ý va phải người đi ngược chiều hay lỡ tay làm rơi một vật gì đó, người Mỹ hay dùng cụm từ “my bad” như một lời xin lỗi. Để trả lời, bạn có thể nói “No big deal, I’m cool” hay “It’s alright, I’m fine!” hay “No problem”.

7. “Oh my God!”: là cụm từ cảm thán được người Mỹ/Anh sử dụng nhiều nhất trong trường hợp bất ngờ hay sợ hãi. Cũng có thể nói “Oh Jesus/Geez!” hay “Jesus Christ” hay “Holy cow/holy shit!” Tuy nhiên cũng có nhiều người vì lý do tôn giáo sẽ không thích gọi tên Chúa một cách tùy tiện thường hay nói trại thành "Oh my Goodness!" thay vì "Oh my God!"
“It sucks (big time)!”: “Suck” ở đây có nghĩa là “xấu, tệ”. Người Mỹ hay dùng chữ này để chê một điều gì mình không thích. Ví dụ: “My job sucks!” (Công việc của tôi rất tệ), “I suck at Maths” (tôi rất dốt Toán) hay chê người khác “You suck!”.

8. “What the hell (is going on)?”: Đây là câu cảm thán thường được dùng khi người nói cảm thấy kinh ngạc thậm chí tức giận khi điều gì đó xảy ra ngoài ý muốn. Cũng có thể nói một cách lịch sự hơn là “What the heck?” hay thô tục hơn là “What the fuck?”

9. “Bless ya!”: Khi bạn hắt hơi, lập tức người ngồi bên cạnh bạn sẽ lên tiếng “bless you!” Điều này xuất phát từ một truyền thuyết dị đoan rằng linh hồn con người sẽ bay ra theo lỗ mũi khi bạn hắt hơi và quỷ sứ sẽ chộp lấy linh hồn của bạn mang xuống địa ngục. Vì vậy người kế bên sẽ phải nhanh chóng “bless you” để con quỷ không kịp mang linh hồn của bạn xuống địa ngục.

10. “For God’s sake!”: Đây là một câu nói thể hiện sự tức giận của người nói khi đưa ra một yêu cầu hoặc muốn ép buộc người khác làm theo yêu cầu của mình, gần giống như tiếng Việt ta hay nói “làm ơn làm phước!” Ví dụ “Turn down the TV volume for God’s sake!” hay “Clean up your mess for God’s sake!”. Cũng có thể nói là “For Christ’s sake!” hoặc "for Goodness sake!"

11. “Take it easy, man!”: Câu này dùng để hạ nhiệt khi một cuộc tranh cãi ngày càng trở nên căng thẳng hoặc khuyên ai đó đừng cố gắng quá sức. Cũng có thể nói “Chill out, man!” hay “Cool it, man!”
12. “Come on”: Hai chữ tuy đơn giản này lại rất đa nghĩa và có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau nhưng nói chung đều có nghĩa chính là khích lệ hoặc thúc giục. Ví dụ “Come on, hurry up!” hay “Oh come on!”

13. “You wish!”: một cách khách để từ chối, giống như tiếng Việt hay nói “còn lâu!”. Ví dụ: “Can I borrow your car tonight?” “You wish”.

 14. “Bye, later man!”: Đây là cách nói rút gọn của “Goodbye, see you later!” Cũng có thể nói thêm “It’s nice talking to you” hay “Nice meeting you!” trước khi chia tay. Ngoài “see you later”, có thể nói “I’ll see you tomorrow!”. Tránh nói “See you again” trừ trường hợp mình và người đối thoại hiếm có cơ hội gặp nhau sau đó.

16. “You’ve gotta be kidding me!”: Đây là một câu cảm thán người Mỹ rất hay sử dụng khi cảm thấy mình bị giỡn mặt hay rơi vào một tình huống trớ trêu, khó xử để thể hiện sự bực tức của mình. Ví dụ: “I’m sorry but I forgot to bring the laptop with me!” “You’ve gotta be kidding me, right? What can I do now?”

17. “Bullshit, man!”: Câu này thường được nói để bác bỏ hay chê bai ý kiến của một ai đó là tệ hại hay không thực tế, tương tự như “Nhảm nhí!” trong tiếng Việt. Ví dụ: “He said that he could get a good job without a college degree!” “Bullshit!”

18. “It’s a deal!”: Khi hai người cùng thỏa thuận với nhau một điều gì, họ thường nói: “It’s a deal!” hay ngắn gọn hơn là “Deal!” với ý nghĩa là “quyết định như vậy nhé!” Từ “deal” là một từ có khá nhiều nghĩa và được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh nói khác nhau trong tiếng Anh. Ví dụ “It’s no big deal! Don’t sweat it” (chuyện nhỏ thôi mà, không có gì phải xoắn) hay “Deal with it” (Ráng chịu nhé!).

19. “Sorry, I’ve gotta go!”: Khi gặp chuyện đột xuất phải đi ngay hoặc gần trễ giờ, đây là câu thường được dùng. “Gotta” là cách nói tắt của “got to”, từ gần ngữ của “must” thường được người Mỹ dùng trong những trường hợp cấp bách.

20. “I mean it”: có nghĩa là “Tôi nói nghiêm túc đấy!” cũng như “I’m serious!”. Ví dụ: “You must finish your homework and go to bed before ten. I mean it!”

21. “I got it”: Câu này có hai nghĩa tùy theo ngữ cảnh. Có thể hiểu là “Tôi bắt/chụp được rồi!” khi người khác ném một vật gì cho mình. Còn nghĩa còn lại là “tôi hiểu rồi” giống như “I see.” Để nói “tôi chưa hiểu” có thể nói, “I don’t get it”.

22. “I have no idea”: Thay vì nói “I don’t know”, bạn có thể dùng “I have no idea” để trả lời.

23. “I don’t buy it”: có nghĩa là “tôi không tin những gì bạn nói!” khi cảm thấy câu chuyện người khác kể cho bạn nghe có nhiều điểm không hợp lý.

24. “Who cares?”: là một cách nói khác của “I don’t care” để thể hiện sự không quan tâm của người nghe đối với những gì người nói kể. Ví dụ “Do you know that your ex-girlfriend’s just got a new boyfriend?” “Who cares?”

25. “Whatever!”: nghĩa là “sao cũng được!” Ví dụ: “He told me a lot of bad things about you!” “Whatever!”

26. “Are you out of your mind?” hay “are you nuts?” hay “are you insane?” thường được người Mỹ dùng thay cho “Are you crazy?” Đối với người Anh, “Are you crazy?” và “are you mad?” có nghĩa giống nhau. Nhưng với người Mỹ: “Are you mad?” có nghĩa là “bạn đang giận à?”

27. “I don’t give a damn!” hay “I don’t give a shit!” nghĩa là “I don’t care!” thể hiện sự bực tức của người nói khi bị quấy rầy bởi những chuyện không đáng.

28. Thay vì nói “I’ll think about it” hay “I will find a solution”, người Mỹ/Anh thường dùng câu“I’ll figure it out” với ý nghĩa “Để tôi nghĩ cách!” hay “Để tôi tính!”

29. “You made it!”: nghĩa là “bạn làm tốt lắm!” đồng nghĩa với “Well done” hay “Good job!”.“Make it” có nghĩa là “thành công”.

30. You’re not gonna make it”: được dùng để chê một người nào đó với hàm ý “Cậu sẽ chẳng làm nên trò trống gì đâu!”
- nguồn toeiconic.com -

Không có nhận xét nào:

AjMrDeSiGn